Theo phong thủy, cầu thang được đặt ở vị trí thích hợp sẽ mang đến tài lộc, may mắn, vượng khí cho ngôi nhà. Tuy nhiên, nó cũng sẽ khiến gia chủ gặp trục trặc trên con đường sự nghiệp nếu đặt sai vị trí. Vậy nhà 3 tầng làm bao nhiêu bậc cầu thang? Cầu thang cho nhà 3 tầng dạng nào thích hợp hơn?... Để rõ hơn, bạn đọc theo dõi thông tin chi tiết bên dưới!
Cách tính cầu thang cho nhà 3 tầng như thế nào ?
Vì sao cần chia bậc cầu thang theo phong thủy?
Cầu thang được xem là “xương sống” của ngôi nhà. Theo phong thủy, cầu thang còn được xem là nơi để lưu thông cho dòng chảy của những nguồn năng lượng cũng như dòng sinh khí có thể lưu thông điều hòa ở trong nhà.
Ông bà có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy, gia chủ cần tìm hiểu cách chia số bậc cầu thang theo phong thủy hợp lý để mang lại vận may cho gia đình.
Được biết, số bậc cầu thang theo phong thủy còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như mức nhịp tim của người thường xuyên phải đi lên xuống cầu thang.
Do đó, gia chủ cần chú ý số bậc cầu thang trong thiết kế nhà ở để hạn chế những rủi ro cũng như mang đến vận may cho chính mình và người thân.
Công thức chung cho bậc cầu thang nhà 3 tầng
Công thức chung cho bậc cầu thang nhà 3 tầng
Cách tính bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử được thể hiện qua công thức chung, đó là:
Số bậc cầu thang = chiều cao tầng : chiều cao mỗi bậc thang.
Theo phong thủy, số bậc cầu thang được tính theo chu kỳ Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Như vậy, số bậc thang được tính bằng công thức 4n + 1, trong đó n là số chu kỳ.
Sinh: được hiểu là khởi nguồn, mang ý nghĩa hướng đến sự dồi dào, thịnh vượng của nguồn năng lượng, sinh lực.
Lão: là thời kỳ mà cuộc đời của một người đều phải trải qua, đó là tuổi già. Bên cạnh đó, lão cũng mang ý nghĩa chỉ sự héo úa, nguồn năng lượng cạn kiệt.
Bệnh: đó là một biểu tượng đại diện cho điều không may mắn.
Tử: được coi là thời điểm để chấm dứt cõi luân hồi của một vòng đời, đại diện cho sự chết chóc, âm u.
Trong 4 giai đoạn vòng đời, Sinh là đại diện cho sự khởi sắc, cho những nguồn năng lượng dồi dào. Vì vậy, trong thiết kế kích thước và lựa chọn số lượng của bậc cầu thang, các gia chủ đều hướng đến xây dựng bậc cuối cùng của cầu thang ngôi nhà rơi vào cung Sinh.
Theo đó, với chiều cao tầng của nhà ở Việt Nam từ 3m - 3,6m, thì số bậc cầu thang phù hợp là 41 hoặc 45 bậc (Số bậc được tính từ mặt bậc đầu tiên của tầng 1 tới mặt bậc trên cùng tầng 3).
Lưu ý khi tính bậc cầu thang theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử
Cầu thang sẽ tác động trực tiếp đến vận may cũng như công danh, sự nghiệp của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Vì vậy, khi áp dụng cách tính bậc thang theo quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử, gia chủ cần lưu ý:
Đối với vị trí cầu thang: không nên đặt cầu thang ở chính giữa của ngôi nhà. Bởi nó sẽ là nguyên nhân khiến các mối quan hệ trong gia đình không tốt.
Đối với vị trí chân cầu thang: tuyệt đối không nên đặt ở hướng thẳng với hướng của cửa chính, hay nhà vệ sinh và nhà bếp của gia đình.
Đối với độ dài của cầu thang: không nên xây dựng thiết kế cầu thang quá dài bởi cầu thang càng dài thì sẽ khiến cho sinh khí được lưu thông giữa hai tầng trở nên ngày càng yếu đi, mức độ lưu thông giảm đi.
Bố trí số bậc của cầu thang
Trong phép bố trí cầu thang, động khẩu được xác định là chủ khí, lai mạch là khách khí. Động khẩu là trọng, lai mạch là khinh.
Bố trí cầu thang phần động khẩu
Động khẩu có thể được bố trí ở bên trái, bên phải, khu vực phía trước, phía sau ngôi nhà hoặc ở vị trí bất kỳ.
Căn cứ vào mức độ khí đến động khẩu mà có 3 phép bố trí như sau:
Phép tiếp mạch: Thường dùng cho trường hợp khí đến yếu, đi trầm, là những ngôi nhà bố trí cầu thang ở phía trong cùng, phía sau ngôi nhà, bị khuất lấp, nằm trong khu vực chật hẹp. Khi đó, động khẩu phải dùng tối thiểu là 3 bậc nằm trọn vẹn trong cung có vùng khí tốt.
Phép thừa khí: Phép này dùng trong trường hợp khí đến mạnh, trực cấp, là những nhà bố trí cầu thang ở phía ngoài thẳng hướng với nhà, ở gần cửa ra vào. Khi đó, động khẩu có thể chỉ cần dùng một bậc nằm trong cung vị tốt để tiếp khí mạch. Nếu diện tích nhà rộng rãi, có độ dài phù hợp thì có thể dùng 2 hoặc 3 bậc để tiếp khí.
Phép khí mạch kiêm thu: Dùng cho trường hợp khí đến bình ổn, vừa phải, không mạnh cũng không yếu, thường là những nhà bố trí cầu thang ở phía giữa ngôi nhà, ở ngăn thứ 2, không trực hướng với cửa ra vào. Phần động khẩu chỉ cần dùng 2 bậc nằm trong cung vị tốt, một bậc để thụ khí, một bậc chuyển khí cho lai mạch là được.
Cung tốt để bố trí phần Động Khẩu cho cầu thang là cung Thiên Lộc, Thiên Mã, Âm Quý nhân, Dương Quý nhân hoặc các cung có hướng tinh sinh, vượng bay đến như Bát Bạch, Cửu Tử hay Nhất Bạch.
Bố trí cầu thang phần lai mạch
Lai mạch thường kéo dài và nằm trên nhiều cung vị khác nhau. Nếu bố trí nằm trọn vẹn được ở các cung vị tốt sẽ rất tốt. Tuy nhiên, nếu không đạt được cũng không có ảnh hưởng nhiều về mặt phong thủy.
Hướng của cầu thang
Hướng của cầu thang bao gồm hướng của động khẩu và hướng của lai mạch. Trong phong thủy, nên lấy hướng của động khẩu làm trọng. Hướng động khẩu tốt là đã đạt được giá trị về mặt phong thủy học.
Vì vậy, hướng động khẩu cần quay về hướng tốt so với cung mệnh của gia chủ, đó là các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên hay Phục Vị.
Phép định số bậc cầu thang
Hiện nay, có nhiều phép định số bậc cầu thang cho nhà 3 tầng.
Có lý luận áp dụng tính số bậc cầu thang theo quy luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử.
Có lý luận thì áp dụng theo quy luật 12 cung Trường sinh Đế vượng.
Lại có lý luận vận dụng theo 8 cung của thước lỗ ban, bao gồm: Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Kiếp, Hại, Bản.
Cầu thang cho nhà 3 tầng dạng nào thích hợp hơn ?
Mỗi loại cầu thang sẽ có những đặc tính và ưu - nhược điểm không giống nhau.
Cầu thang nhà 3 tầng dạng thẳng
Đây là dạng cầu thang đơn giản, dễ thi công và cũng không mất nhiều thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, cầu thang dạng thẳng có nhược điểm là chiếm diện tích cũng như chiều cao, chỉ thích hợp để sử dụng trong các ngôi nhà ít tầng.
Cầu thang nhà 3 tầng dạng L
Đây là dạng cầu thang thường được sử dụng trong các ngôi nhà có thiết kế nhiều hướng khác nhau. Dạng cầu thang chữ L thường thích hợp hơn trong các công trình nhiều lối rẽ, tách biệt các không gian. Tuy nhiên, đối với những căn nhà 3 tầng, có diện tích khiêm tốn, nhỏ hẹp thì nó cũng là sự chọn lựa tối ưu nhất.
Chúng tôi hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ biết được nhà 3 tầng nên làm bao nhiêu bậc cầu thang? Qua đó, gia chủ sẽ có được thiết kế cầu thang cho gia đình mình một cách hoàn hảo nhất.
Tham khảo thêm: